
Chân gà từ lâu đã trở thành món ăn được lòng nhiều thực khách bởi hương vị sực nức đến say lòng. Từ những quán ăn được bài trí gọn gàng, lịch sự đến những quán bình dân, lề đường, chân gà luôn là món ăn được nhiều người lựa chọn.

Mỗi nơi có một cách chế biến với một hương vị khác nhau nhằm tạo nên nét riêng cho món ăn của mình, nhưng cảm giác khác sâu vào nhận thức của mỗi người là vị cay nồng mằn mặn của chân gà hòa quyện với mùi thơm nức nở.

Cũng với nguyên liệu là chân gà, cùng với những gia vị khác nhau nhưng khi chế biến, mùi thơm của chân gà và mùi gia vị hòa quyện dậy nên mùi thơm nồng nàn.
Chân gà thường được chẻ đôi và ướp gia vị. Khi nướng muối và gia vị nóng chảy hòa cùng lớp da của chân gà khiến cho gia vị thấm đều hòa quyện cùng mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Trong quá trình chế biến phải canh lửa đến một nhiệt độ nhất định để chân gà vẫn giữ được độ giòn vốn có mà gia vị lại thấm đều.

Nếu là tín đồ của món cay thì chân gà nướng cay sẽ hấp dẫn bạn ngay từ lần đầu thưởng thức. Khi thưởng thức bạn nên ăn kèm với rau răm và đồ chua để món ăn không quá ngán. Sẽ ngon miệng hơn nếu bạn chấm với chút muối tiêu tắc, vị mặn mặn, cay cay, chua chua, ngọt ngọt và hương tắc thơm lừng khiến cho thực khách khó mà cầm lòng được.

Chán chường quán xá, nhà hàng với bối cảnh sang trọng mà xa hoa gò bó, người Sài Gòn đôi khi vẫn thích ngồi nhâm nhi chân gà nướng ở quán vỉa hè, thoải mái thoát khỏi cái tù túng của không gian, lòng cũng được trải ra giữa phố xá, trong vòng vây bè bạn. Tiếng cười nói hòa trong làn xe cộ, hương thơm ngào ngạt của chân gà trên những bếp than hồng, vị cay nồng mằn mặn,… đó là những cảm giác mà chỉ một lần cảm nhận không ai có thể quên được. Và thì mặc kệ cái gọi là an toàn thực phẩm hay giữ gìn hình ảnh sang trọng, người ta vẫn cứ thích ngồi ở lề đường ăn chân gà và tán gẫu như thế, tựa một nét văn hóa từ lâu của người Sài Gòn.
Nguồn: Món ngon sài gòn