Theo bá sĩ Lê Lan cho biết, mỳ tôm không được xếp vào nhóm thực phẩm lành mạnh và cân bằng. Mỳ tôm lại rất dễ chế biến, nên rất thuận tiện và hấp dẫn nhiều người. Thành phần chính của loại thực phẩm ăn nhanh này là: tinh bột, muối, bột ngọt, gia vị. Trong các loại mỳ tôm thường không có protein, vitamin, chất khoáng, chất xơ,… Mỳ tôm thường có hàm lượng muối cao nên nếu ăn nhiều có nguy cơ bị huyết áp cao.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn ít mỳ tôm, vì nó không có lợi cho sức khỏe của thai nhi. Nếu ăn mỳ tôm thì cần lưu ý:
- Không nên ăn thường xuyên
- Giảm lượng muối, chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị cho một gói mỳ.
- Nên chế biến thêm các loại thực phẩm khác như: trứng, thịt, rau,…
Những loại rau không nên cho vào mỳ ăn liền

Rau sam: Rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, nhưng thuộc tính hàn, vị chua. Vì thế, không nên ăn mỳ tôm với rau sam, vì rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, có thể dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ.
Ngải cứu: Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Rau ngót: Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong rau ngót có chứa Papaverin, nếu dùng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Rau răm: Nếu ăn nhiều nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
nguồn: bs dinh dưỡng