Hệ tiêu hóa được mệnh danh là bộ não thứ hai của con người bởi nó cung cấp tới 100% năng lượng cho sự phát triển của cơ thể, quyết định tới 80% sự hoàn thiện của hệ thống miễn dịch, và 95% hoạt chất cerotonin một chất vô cùng quan trọng dẫn các dây thần kinh có liên hệ với cảm giác ngon miệng, thèm ăn, điều hòa giấc ngủ đồng thời nâng cao khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin. Do đó, việc giữ gìn và bảo vệ hệ tiêu hóa có vai trò quyết định đến sức khỏe của con người đặc biệt là với trẻ em. Vấn đề tiêu hóa hay gặp nhất ở trẻ nhỏ là: nôn trớ, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có một số nguyên nhân cơ bản sau:
-Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương trong những năm đầu đời
-Cơ thắt van thực quản nhão. Niêm mạc dạ dày tiết enzyme và axit chlohydrit ít hơn người lớn, t-----hành ruột cũng mỏng hơn.
-Mẹ cho trẻ bú và ăn uống chưa đúng cách
-Hệ tiêu hóa của trẻ còn thiếu men lactase
-Sử dụng kháng sinh nhiều khiến hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng
Các biện pháp khắc phục:
Không để bé ăn thực phẩm khó tiêu và có thể gây dị ứng
Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện nên bạn cần chú ý khi chọn, chế biến đồ ăn cho trẻ. Khi cho bé ăn món gì mới, cũng nên bắt đầu từ lượng thật ít, sau đó mới tăng dần dần.
Không nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong một ngày vì nếu có dấu hiệu bất ổn về tiêu hóa, bạn sẽ không biết được bé “mẫn cảm” loại thực phẩm nào. Cho bé ăn sớm đồ tanh nhất là hải sản, thực phẩm nhiều đạm, tinh bột… sẽ làm hệ tiêu hóa bị “quá tải” và dẫn đến rối loạn.
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ thực đơn hàng ngày.
Cơ thể con người rất cần chất xơ, đặc biệt với trẻ nhỏ, chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, giữ lấy năng lượng, cân bằng dinh dưỡng và đào thải các chất thải ra ngoài. Khi bị thiếu chất xơ trong chế độ dinh dưỡng, bé dễ bị táo bón. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, bí ngô, trái cây, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan,…
Chọn dinh dưỡng dễ hấp thu
Các loại sữa có chứa các thành phần tốt cho tiêu hóa như tummy care giàu chất đạm nhưng rất ít lactose
Gừng hỗ trợ cho tiêu hóa cho bé bằng cách giúp di chuyển thức ăn nhanh từ dạ dày xuống ruột non, trị các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi và hội chứng ruột kích thích.
Sữa chua, những chế phẩm từ sữa
Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men sữa động vật, có lượng lợi khuẩn probiotics dồi dào, chất này có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp có thể trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Do vậy, cha mẹ nên duy trì thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung sữa đậu nành và các chế phẩm của chúng cho bé. Đây cũng là cách mẹ thêm vào các protein thực vật dễ tiêu hóa, vừa tốt cho hệ tiêu hóa vừa giúp tăng cường hoạt động hệ thần kinh của trẻ.
Nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng của bé. Nhắc nhở và tạo thói quen uống nước đều đặn hàng ngày và thường xuyên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện hệ tiêu hóa vì nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa.
Chế biến đúng cách thức ăn cho bé
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn hay chế biến không đúng cách rất dễ làm trẻ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Vì vậy,bạn cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh, chế biến thức ăn một cách khoa học cho bé. Thức ăn của bé luôn chọn nguyên liệu sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ rang, tươi ngon, sau khi mua về cần chế biến ngay. Nấu lượng đủ ăn để cho bé ăn dứt điểm từng bữa, không đun lại nhiều lần.
Thận trọng khi dùng lò vi sóng vì lượng nhiệt có thể phân bổ không đều. hạn chế hầm lấy nước thay vào đó là nấu mềm và nghiền nhuyễn nguyên liệu.
Hãy là những bậc cha mẹ thông thái khi chăm sóc sức khỏe tiêu hóa cho con.
Nguồn trích "bs dinh dưỡng"