Cây tía tô có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây này không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà có tính năng chữa bệnh khá cao. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Cây tía tô có công dụng vô cùng tốt cho các mẹ khi mang thai.

công dụng tuyệt vời của lá tía tô
Ốm nghén
Chị em thường nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.
Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết
Bạn bị đau bụng, đau lưng hoặc ra huyết khi mang thai hãy lấy lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 - 10 ngày liền. Công dụng: an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.
Nhiệt thai
Bà bầu bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi: đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 - 8 ngày là một liệu trình.
Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới
Tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.
Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở
Tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho.
Nhưng mẹ bầu cũng cần cảnh giác khi qua lạm dụng lá tía tô nhé vì
Trong Đông y lá tía tô cũng là một loại thuốc, có tác dụng giải cảm. Với người có thai, việc dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm cũng rất tốt. Tuy nhiên, nếu dùng dài ngày đặc biệt, dùng thay nước uống hằng ngày thì lại gây hại.
"Đối với thai sản, trong Đông y truyền thống, chỉ thấy nói đến tác dụng an thai. Chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai. Chúng tôi chưa thấy y thư cổ nói đến tác dụng 'giúp dễ đẻ' của lá tía tô", lương y Đỗ Tất Hùng nói.
Theo ông đây là một kinh nghiệm, có thể thích ứng với một số người nào đó. Tuy nhiên, để áp dụng cho tất cả mọi người, cần khảo sát, nghiên cứu đầy đủ hơn. Tác dụng của Đông dược nói chung không chỉ đơn thuần do thành phần hóa học của vị thuốc quyết định mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái sinh lý và bệnh lý của cơ thể, cũng như cơ địa của từng người... Có vị thuốc (hoặc thức ăn) rất tốt với một người nào đó, nhưng người khác sử dụng lại không hợp. Khi không có bệnh chỉ nên dùng tía tô như một gia vị, giúp ăn ngon và chống lạnh.
Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Theo Đông y, lá và cành non cho vị thuốc tử tô, có vị cay, tính ấm, được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh. Ngoài ra, nó còn có dùng để chữa các chứng đầy bụng, ho, giải độc tôm cua, giải độc mật cá, nôn mửa..., lương Y Hùng cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ... Chú ý, không dùng tử tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.
Do nghe lời mách bảo, rỉ tai nhau trên mạng rằng khi có bầu uống nước lá tía tô đun sôi thì lúc chuyển dạ sẽ dễ sinh hơn nên nhiều thai phụ đã áp dụng cách này. Tuy nhiên, hiệu quả đâu chưa thấy nhưng đã có nhiều trường hợp rước họa vì tùy tiện sử dụng lá thuốc này.
Cho đến giờ khi nằm ôm ấp cậu con trai được nửa tháng tuổi, chị Sâm vẫn chưa kịp hoàn hồn do trót nghe theo “mách bảo” của bạn bè. Chị Sâm cho biết, khi mang bầu đến tháng thứ 7, chị bắt đầu lấy lá tía tô đun lên và làm nước uống thay nước lọc hàng ngày vì nghe nói lá tía tô có tác dụng an thai, lại giúp quá trình chuyển dạ nhanh chóng. Chị uống triền miên suốt 2 tháng và trong quá trình ấy cũng không đi khám thai, đến khi vào BV khám và làm thủ tục đăng ký sinh thì các bác sĩ ở BV Y học Cổ truyền Hà Nội vội vã chỉ định chuyển chị đến khoa Việt Nhật, BV Bạch Mai khám, theo dõi do huyết áp của chị lên quá cao.
Chị đến BV Bạch Mai khám, các bác sĩ liền yêu cầu nhập viện ngay lập tức và sáng hôm sau tiến hành hội chẩn, mổ gấp để lấy cháu bé ra. Chị cho biết, mấy ngày gần đây chị cảm thấy trong người nóng bức, khó ngủ dù thời tiết mát mẻ nhưng không hiểu lý do vì sao.
nguồn theo MR Do / ẩm thực sài gòn