Chả cua làm từ gì?
Trước khi nấu các món ăn với chả cua Huế bạn nên biết chả cua Huế là loại chả làm từ mọc và kết hợp với thiệt cua biển pha theo tỷ lệ hợp lý và đã được nêm các vị như: tỏi, tiêu, đường, bột ngọt vì thế bạn mua chả cua Huế về chỉ cần để nguyên va sơ chế với các nguyên liệu khác để tạo ra một mon ăn mà không cần phả nêm ném lại nhé!
Chả cua Huế nấu món gì ngon là câu hỏi phổ biến và được nhiều anh chị tìm và hỏi vậy cùng tim hiểu Top những công thức nấu món ngon với chả cua Huế nhé!
Các món ngon nấu với chả cua Huê gồm
1. Chả cua Huế nấu bún bò Huế
Đây là món ăn mà hầu như ai cũng biết khi đến với Huế. Món bùn bò Huế dường như có mặt ở khắp các tỉnh thành Việt Nam từ Mũi Cà Mau đến Cao Băng. Nhiều người muôn tìm hiểu và hoặc cách nấu bún bò huế thì phải biết yếu tố tạo nên tô bún bò Huế ngoài những gia vị hoặc các món như huyết, giò heo, nạm bò, ruốt Huế thì chả cua Huế là món cần phải có để có thể làm ra món bún bò huế Chuẩn vì.
Bạn có thể tham khảo công thức nấu bún bò Huế này để nấu cho gia đình nhà!
Nguyên liêu nấu bún bò huế gồm:
- 600g bắp bò
- 600g nạm bò
- 400g gân bò
- 1 cái giò heo (chọn giò trước) (khoảng 800g)
- 1kg xương ống hoặc xương giá
- 3 muỗng canh mắm ruốc Huế
- 6 cây sả
- 1 nhánh gừng nhỏ (50g)
- Hành tím, tỏ
- Bún, rau sống, rau chuối thái lát mỏng, rau muống chẻ…
- Chả Cây Huế, Chả cua tươi Huế
- Ớt, sa tế
Cách nấu bún bò Huế:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Sả, gừng rửa sạch, đập dập. Giò heo lóc xương. Phần bắp heo cuộn lại, dùng chỉ hoặc sợi lát buộc chắc. Cuộn tròn tấm thịt nạm bò cho chắc tay, buộc chắc lại. Bắp bò cũng dùng dây bó cho chặt (Việc bó thịt lại giúp thịt khi nấu chín ít bị co lại).
Bước 2: Bắc chảo nước sôi trụng sơ xương và bắp bò, nạm bò, gân bò, giò heo. Cắt gân thành miếng vừa ăn. Pha 3 muỗng canh mắm ruốc Huế với ½ chén nước, quậy cho hòa đều.
Bước 3: Ướp thịt: Ướp tất cả thịt với 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh muối, ½ muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh mắm ruốt (đã pha loãng), 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh sả băm.
Bước 4: Hầm thịt và xương:
- Lót 3 cây sả và ½ lượng gừng ở đáy nối áp suất, cho xương heo và thịt giò heo vào, cho nước sâm sấp mặt thịt, đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 5 phút. Tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bắp giò heo ra thau nước lạnh (làm như thế thịt sẽ chắc, không bị bở).
- Lại lót phần sả và gừng còn lại ở đáy nồi áp suất, cho thịt bắp bò, nạm bò và gân bò vào, cho nước sâm sấp mặt thịt. Đậy kín nắp, đun sôi (nghe tiếng reo) thì hạ nhỏ lửa đun thêm 20 phút. Tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bắp bò và nạm bò vào thau nước lạnh cho thịt được chắc.
- Phần gân khi vớt ra, nếu thấy mềm, vừa ăn thì để riêng ra. Nếu thích gân mềm hơn thì cho vào phần nước dùng nấu chung.
* Lưu ý: Phải đun thịt bò và heo riêng vì bắp bò dai hơn bắp heo nên thời gian đun lâu hơn và đun một ít thịt thì sẽ nhanh chín và nước trong nồi áp suất vừa đủ, không bị trào.
Bước 5: Nấu nước dùng:
- Phần nước hầm thịt bò và nước hầm xương đong chung, thêm nước lạnh cho vừa 5 lít nước.
- Đun sôi, nêm gia vị: 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng café bột ngọt, chén mắm ruốt Huế đã pha loãng. Nếm thử và điều chỉnh gia vị cho vừa khẩu vị nhà bạn.
- Để nước dùng thơm và có màu đẹp: Làm nóng 2 muỗng canh dầu, phi thơm 1,5 muỗng canh sả băm, 1 muỗng canh tỏi băm. Khi sả và tỏi săn lại, thơm thì cho 2-3 muỗng canh dầu màu điều vào tiếp theo quét từng cục chả cua tươi cho vào nước dùng ninh thêm 5 phúc và tắt bếp.
Màu sắc của bún bò Huế đạt chuẩn là đỏ cam, sánh. Nếu thích cay thì giai đoạn ướp thịt và giai đoạn cuối cho thêm ớt sa tế vào nồi nước dùng.
2. Chả cua tươi Huế nấu canh cải bẹ xanh
Nguyên liệu:
- 1 bó cải bẹ xanh
- 200 g chả cua Huế loại tươi
- Gừng thái sợi, gia vị.
Các bước nấu canh cải bẹ xanh với chả cua huế
Bước 1: Đặt nồi nước lên bếp khi nước sôi liu riu thì cho từng muỗng chả cua tươi vào nồi.
Bước 2: Nước sôi, cho cải bẹ xanh vào nấu trên lửa lớn nêm nếm lại gia vị đường, muối, mì chín và tắt bếp, cho gừng sợi vào.
3. Chả cua bánh hấp làm nguyên liệu trong bánh canh cua
Món bánh canh cua không còn xa lạ với những thành phố như Sài Gòn vì đây là một trong những món được dân sành ăn ở Sài Gòn dùng thường xuyên khii cuối tuần. Một tô bánh canh cua ngon thì những nguyên liệu cần có phải tươi vì thế cố những nới bán rất đông khách nhưng cũng có quán lại khá ế vì chất lượng và mùi vị của tô bánh canh cua không ngon. Nổi tiếng và nhiều người hay tìm dùng nhất là những quán như bánh canh cua cô dung, hay bánh canh cua Út Nguyên. Điểm chung của những quán bánh canh cua ngon này là topping trong tô rất nhiều và đa dạng gồm: chả cua bánh, chả cua tươi, thịt cua, huyết....
Nếu bạn muốn tìm công thức nấu món bánh canh cua này dùng trong gia đình vào dịp cuối tuần thì bạn có thể xem công thức bên dưới
Nguyên liệu cần có trong món bánh canh cua
- 00gr xương heo
- 200 gr thịt đùi heo (hoặc giò heo)
- 200gr thịt cua
- 200gr tôm sú
- 200gr nấm rơm
- 200gr chả cua Huế tươi
- 500gr chả cua bánh hấp
- 50gr hành lá và ngò rí có rể
- ½ kg bánh canh bột gạo
- 04 củ hành khô
- ½ chén bột năng
- Dầu màu điều, gia vị nêm nếm
Cách làm món bánh canh cua:
Bước 1: Nấm rơm cạo sạch đất, ngâm nước muối pha loãng rồi rửa sạch. Tai nấm nào to thì bổ đôi.
Bước 2: Ướp thịt cua với một ½ muỗng cà phê muối và đầu hành lá băm nhuyễn. Phi nóng dầu màu điều cho thịt cua vào xào nhanh tay rồi trút thịt cua ra chén.
Bước 3: Tiếp theo cho thịt đùi và xương heo vào xào cho săn. Cho 2 lít nước lọc vào nồi nấu cùng với xương và thịt vừa xào. Củ hành khô nướng sơ cho thơm thả vào. Ngò rí rửa thật sạch phần rễ ngò đập dập cho vào nồi nước lèo ninh cho thơm. Mùi thơm của rễ ngò rí mang lại vị ngọt và thơm đặc trưng của món bánh canh cua. Trong quá trình ninh xương nước lèo nhớ vớt bọt để nước lèo được trong.
Bước 4: Khi thịt đùi chín mềm thì vớt ra trước, chần qua nước lạnh và thái miếng mỏng. Cho tôm vào nồi luộc chín và vớt ra, lột vỏ. Xếp sẵn thịt, tôm và hành vào dĩa để khi nào ăn sẽ cho vào tô bánh canh.
Bước 5: Khi nồi nước lèo đã ninh ngọt nước, nêm nếm cho vừa ăn quét từng muỗn chả cua tươi vào nồi nước dung thêm 5 phút. Sau đó, thả bánh canh bột gạo và nấm rơm vào nồi nước lèo đang sôi. Đảo đều cho bánh canh chín, phần bột áo ngoài cọng bánh canh làm cho nồi nước lèo hơi sệt lại. Muốn nồi nước lèo sánh hơn thì ta cho thêm bột năng pha cùng nước lạnh hoà từng ít vào nồi nước lèo đến khi thấy có độ sánh vừa ý, cọng bánh canh tự nổi lên là đạt yêu cầu.
Bước 6: Khi dọn lên ăn thì vớt cọng bánh canh cho vào tô trước, sau đó xếp thịt và cua, huyết, chả cua hấp cắt lát mỏng, hành ngò lên mặt. Chan nước lèo và nấm rơm vào cùng. Rắc thêm ít tiêu xay. Món bánh cua ăn cùng bánh giò cháo quẩy sẽ rất tuyệt.
Bước 7: Pha nước chấm ăn cùng bánh canh cua: 1 muỗng canh đường + ½ muỗng canh nước mắm + 1 trái tắt vắt lấy nước , tất cả đánh tan. Thêm một ít hạt tiêu
Chả cua tươi nấu với bí xanh dùng làm canh trong bữa cơm:
Nguyên liệu vẫn là những thành phần củ gồm:
- 1 trái bí xanh
- Chút xíu hạt nêm
- Chút xíu nước mắm
- Xíu đường
- Xíu muối
- Hành tím
- 500gr chả cua tươi
Các bước thực hiện món ăn gồm:
Bước 1: Bí xanh gọt vỏ cắt cục vừa ăn, rữa sạch.
Bước 2: Chả cua tươi mua tại vinafood.net hoặc ở những nơi bán món đặc sản huế đều có bán nhé! Bạn cần chọn chả của tươi loại 1 hoặc loại ngon.Vì nhiều nơi bán chả cua nếu bạn không báo mua về dùng thì các nơi bán sẽ đưa bạn loại chả cua loại 2 (dành cho các quán ăn), loại này chất lượng vẫn ổn nhưng để ngon thị nên chọn loại làm từ của biển có tỷ lệ 80%
Bước 3: Nấu nước sôi thả hành tím đập dập vào cho thơm nước.
Bước 4: Nước sôi thả bí vào nêm nếm vừa ăn.
Bước 5: Nước sôi lại ta dùng muỗng vắt từng viên chả cua cho vào. Khoảng 3 phút sau ta tắt bếp là có tô canh ngon lành rồi.
Cách chon bí xanh ngon tươi: bạn nên lưu ý vài điểm cụ thể
- Bí xanh tươi nhìn bên ngoài có màu xanh tươi không phải xanh đen ( đã để lâu ), cuốn
- bí càn tươi không héo, nhìn to, tổng quán trái nhìn no trong da bóng cuốn xanh.
- Khi dùng tay ấn nhẹ có cảm giác chắc tay, khi cầm lên cảm giác nặng không rỗng.
Với 5 công thức nấu món ăn có nguyên liệu là chả cua Huế ẩm thực sài gòn chúc bạn chọn được 1 công thức nấu món ăn trong danh sách này thành công cho gia đình mình thưởng thức vào những ngày nghỉ hoặc những ngày cuối tuần nhé!
Nếu bạn mua chả cua về mà dùng chưa hết bạn có thể cấp đông để bảo quan chả cua tươi đùng được lâu hơn! Thời gian dùng chả cua cụ thể
- Chả cua tươi: bảo quản ngăn đông dùng được 1 tháng, bảo quản ngăn mát dùng được 2 ngày
- Chả cua bánh hấp chín: bảo quản ngăn đông dùng được 2 tháng, bảo quản ngăn mát dùng được 3 ngày