1. Nguyên liệu thực hiện món sò huyết xào tỏi
- Rau muống cọng 100g
- Hành tây 50g
- Mỡ 50g
- Ớt sừng cắt sợi 1 trái
- Ớt hiểm đập dập 2 trái
- Tỏi tép 5 tép
- Tỏi băm 1M
- Nước cốt chanh 1m
- Muối, dầu hào, dầu ăn
- Bột ngọt Bột ngọt AJI-NO-MOTO®
2. Sơ chế các nguyên liệu trong món sò huyết xào tỏi
- Sò huyết ngâm nước, chà sạch. Đun nước sôi, cho sò huyết vào tắt lửa, đậy nắp khoảng 3 phút, đổ ra, tách vỏ một bên vỏ của sò huyết.
- Rau muống cắt khúc 3cm. Hành tây cắt múi cau nhỏ. Mỡ cắt hạt lựu, thắng lấy mỡ và tóp mỡ. Ớt hiểm, tỏi tép đập dập.
3. Thực hiện món sò huyết xào tỏi
- Pha hỗn hợp gồm 1/3m muối, 1M nước cốt chanh, 1m bột ngọt AJI-NO-MOTO®, 1m dầu hào, 1M nước.
- Đun nóng mỡ đã thắng, cho tỏi vào phi thơm, cho hành tây và rau muống vào xào, trút hỗn hợp đã pha sẵn vào đảo đều, cho sò huyết, tóp mỡ và ớt vào xốc nhanh tay.
4. Cách dùng món sò huyết xào tỏi
- Cho ra dĩa, dùng nóng. Món này có thể dùng với cơm hoặc dùng làm món ăn chơi cũng tuyệt vời.
5. Mách nhỏ
- Trụng nhanh sò huyết để sò vừa chín tới, dễ bóc vỏ.
- Để có những món ăn ngon từ sò huyết, bạn nên lựa chọn những con sò còn sống, không quá to cũng như quá nhỏ. Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, bạn lên ngửi sò vì sẽ có mùi hôi không nên mua. Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch và chế biến món ăn. Thậm chí, có một số đầu bếp còn chia sẻ bí quyết sơ chế sò huyết bằng cách cho sò huyết vào nước sôi trong khoảng 4 – 5 giây để loại bỏ các vi khuẩn có khả năng lây nhiễm các loại bệnh viêm gan A, E, tuyến giáp rồi sau đó mới đem đi chế biến.
6. Công dụng của sò huyết bạn đã biết
- Trong 100 g thịt sò huyết có chứa chất đạm (11,7 g), chất béo (1,1 g), carbohydrates (3,5 g); các chất khoáng vi lượng, các vitamin (A, B1, B2)... cung cấp 71 calo. Theo đông y, thịt sò huyết vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, tráng dương, kiện vị. Ngày nay, qua nghiên cứu, người ta ghi nhận nước chiết từ thịt sò huyết có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Trong 100 g thịt sò lông có chứa chất đạm (8,8 g), chất béo (0,4 g), carbohydrates (3 g); các chất khoáng vi lượng, các vitamin, cung cấp 51 calo. Thịt sò lông không ngon bằng thịt sò huyết nhưng cũng có tác dụng bổ dưỡng như sò huyết.
Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Người ta còn dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò, rất ngon miệng.
7. Clip hướng dẫn bạn thực hiện món sò huyết xào tỏi
với cách thực hiện món sò huyết xào tỏi nhanh dễ làm hy vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn 1 tùy chọn để làm món sò huyết cho cả gia đình
nguồn theo món ngon mỗi ngày